[P] Piperacillin
– Nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn máu, và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt do Pseudomonas.
– Nhiễm khuẩn toàn thân do Pseudomonas hoặc người bệnh có giảm bạch cầu trung tính, phải phối hợp piperacilin với aminoglycosid để điều trị.
– Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật ổ bụng, tử cung.
– Người quá mẫn với nhóm penicilin và/hoặc với các cephalosporin.
– Dùng thận trọng với người bệnh bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, và người thiểu năng thận.
– Trường hợp có ỉa chảy nặng, kéo dài, hãy nghĩ đến viêm ruột màng giả do kháng sinh gây ra, có thể điều trị bằng metronidazol.
– Cần chú ý lượng natri trong những liều điều trị của thuốc đối với người bệnh có tích lũy natri và nước, đặc biệt khi dùng liều cao.
– Thận trọng về liều lượng và cách dùng ở trẻ sơ sinh, trẻ em.
– Chảy máu có thể gặp ở người điều trị bằng kháng sinh beta lactam; thường hay xảy ra ở người suy thận. Nếu có chảy máu do kháng sinh, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.
Thường gặp, ADR >1/100
– Toàn thân: Phản ứng dị ứng phát ban ở da, sốt; đau và ban đỏ sau khi tiêm bắp.
– Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin.
– Tuần hoàn: Viêm tắc tĩnh mạch.
– Tiêu hóa: Buồn nôn, ỉa chảy.
– Gan: Tăng transaminase có hồi phục.
Ít gặp, 1/1000
– Máu: Giảm bạch cầu đa nhân trung tính nhất thời, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.
Hiếm gặp, ADR
– Toàn thân: Sốc phản vệ.
– Tiêu hóa: Viêm ruột màng giả (chữa bằng metronidazol).
– Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson, mày đay.
– Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
– Người bệnh xơ nang, dùng piperacilin thường hay có các phản ứng ở da và sốt.