Lưu Bình Nhưỡng

Lưu Bình Nhưỡng
Chức vụ
Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ 18 tháng 7 năm 2018 – nay
(5 năm, 120 ngày)
Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV
Nhiệm kỳ 22 tháng 5 năm 2016 – 19 tháng 7 năm 2021
(5 năm, 58 ngày)
Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế,
Đại học Luật Hà Nội
Thông tin chung
Sinh 4 tháng 2, 1963
Nghề nghiệp giảng viên, chính trị gia
Dân tộc Kinh
Tôn giáo Không
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn Tiến sĩ Luật kinh tế
Quê quán xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
December 6, 2023 Tiểu sử và thông tin mới nhất về Lưu Bình Nhưỡng - unlockvungtau.com

Lưu Bình Nhưỡng (Sinh ngày 4 tháng 2 năm 1963) là một tiến sĩ Luật, giảng viên đại học, chính trị gia người Việt Nam. Ông là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14 (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu tỉnh Bến Tre, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (2016-2021), Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam – Thụy Sĩ, từng là Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các vấn đề Xã hội của Quốc hội khóa 14 (tới năm 2018) Trên cương vị là đại biểu Quốc hội, ông đã có những phát ngôn gây tranh cãi, châm ngòi cho nhiều tranh luận trong dư luận và tại nghị trường.

Tiểu sử

December 6, 2023 Tiểu sử và thông tin mới nhất về Lưu Bình Nhưỡng - unlockvungtau.com

Lưu Bình Nhưỡng sinh ngày 4 tháng 2 năm 1963, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào. Ông có quê quán ở xã Hùng Dũng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Ông có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Luật Kinh tế, trình độ chính trị là Cao cấp Lí luận Chính trị – Hành chính.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24 tháng 8 năm 1987.

Ông từng là Phó Chủ nhiệm Khoa Pháp luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Tính đến năm 2010, ông đã có 22 năm làm giảng viên Đại học Luật Hà Nội. Sau đó ông làm Chánh Văn phòng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp; tham mưu cho Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Vụ trưởng, Trưởng ban kiêm Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo).

Ông từng là Đại biểu Quốc hội chuyên trách trung ương, Ủy viên Thường trực Ủy ban về Các Vấn đề Xã hội của Quốc hội khóa 14, thành viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội (sau khi chuyển sang Ban Dân nguyện ông không làm Ủy viên Thường trực), Phó trưởng Ban Dân nguyện, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ Hữu nghị Việt Nam – Thụy Sĩ.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14

Tháng 5 năm 2016, ông lần đầu tiên tham gia tranh cử vào vị trí Đại biểu Quốc hội ở tỉnh Bến Tre và đã trúng cử.

Sáng ngày 21 tháng 11 năm 2017, thảo luận dự luật Phòng, chống tham nhũng đổi, ông đề nghị bố trí kê khai tài sản và kiểm soát tài sản những người từ khi họ bắt đầu vào ngạch công chức. Ông không tán thành việc bổ sung kiểm soát tham nhũng khu vực ngoài nhà nước vào dự thảo luật đổi.

Ủng hộ tố cáo qua điện thoại, email

Sáng ngày 24 tháng 5 năm 2018, tại buổi Thảo luận về dự án Luật Tố cáo (đổi) tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, ông phản bác ý kiến của hơn 20 đại biểu khác và cho rằng nhà chức trách không thể vì ngại khó khăn mà thoái thác việc cho phép công dân tố cáo qua điện thoại, email.

Truy thu thuế người đã chết

Ngày 26 tháng 5 năm 2018, ông kiến nghị Bộ Tài chính “rà soát kỹ người chết nào thì người thừa kế vẫn phải nộp thuế”. nhằm tránh việc lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế và chống thất thu thuế.

Bấm nút thông qua Luật An ninh mạng

Ngày 12 tháng 6 năm 2018, Lưu Bình Nhưỡng cho biết ông đã bấm nút thông qua Luật An ninh mạng với lí do ông bức xúc với những thông tin chống đối đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trên mạng xã hội.

Phó Trưởng ban Dân nguyện

Từ ngày 17 tháng 9 năm 2018, Lưu Bình Nhưỡng khi đang là Ủy viên thường trực Ủy ban về Các vấn đề Xã hội của Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021.

Trong phiên họp quốc hội ngày 26/3/2021 ông phát biểu:

Quốc hội cần công bằng trong phân bổ nguồn lực và trao quyền lực, kiểm soát quyền lực, không được ngủ mê trên quyền lực của nhân dân, đặc biệt không được biến Quốc hội thành căn phòng kín để gom góp lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân và chia chác quyền lực, chia chác nguồn lực của đất nước.
December 6, 2023 Tiểu sử và thông tin mới nhất về Lưu Bình Nhưỡng - unlockvungtau.com

Thôi tái cử đại biểu Quốc hội khoá XV

Ông Lưu Bình Nhưỡng không được giới thiệu tái cử đại biểu Quốc hội khoá XV (2021-2026), vì quá tuổi theo Hướng dẫn 36 của Ban Tổ chức Trung ương.

Bị bắt

Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nhưỡng tối ngày 14 tháng 11 năm 2023, về hành vi Cưỡng đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 170 Bộ luật Hình sự, liên quan tới vụ án Phạm Minh Cường. Từ năm 2020 đến 2022, Cường và đồng bọn đã chiếm đoạt được của các doanh nghiệp khai thác cát ở Thái Bình số tiền hàng tỉ đồng thông qua tự ý xác lập quyền sử dụng trái phép các bãi triều nhằm gây sức ép, buộc các doanh nghiệp phải trả tiền.

Phát ngôn

December 6, 2023 Tiểu sử và thông tin mới nhất về Lưu Bình Nhưỡng - unlockvungtau.com

Tháng 5/2018, khi thảo luận về luật thuế, ông phát biểu một nội dung gây tranh cãi:

Chết không có nghĩa là hết nghĩa vụ đóng thuế.

— Báo Lao động, 26/5/2018
December 6, 2023 Tiểu sử và thông tin mới nhất về Lưu Bình Nhưỡng - unlockvungtau.com

Năm 2017, ông phát ngôn rằng “tội hối lộ không phải là tội tham nhũng” vì người hối lộ chưa hẳn đã là chủ thể tham nhũng, vì tham nhũng là tội phạm chức vụ, chủ thể đặc biệt, còn người hối lộ không nhất thiết là quan chức, có thể chỉ là người bình thường đi hối lộ cho quan chức. Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đã phê bình rằng ông Lưu Bình Nhưỡng vốn là luật sư nhưng lại hiểu sai luật, rằng luật Phòng chống tham nhũng đã quy định hối lộ cũng là hành vi tham nhũng.

Tháng 9/2018, sau khi xảy ra việc 7 người sử dụng ma túy chết ở một lễ hội âm nhạc tại Hà Nội, ông từng có phát biểu hàm ý bênh vực hành vi sử dụng ma túy, khiến nhiều người chỉ trích:

Thực ra câu chuyện các cá nhân chọn “lắc” hay không “lắc” (ma túy) là vấn đề thuộc về quyền con người.

December 6, 2023 Tiểu sử và thông tin mới nhất về Lưu Bình Nhưỡng - unlockvungtau.com

Trong kỳ họp Quốc hội tháng 11/2018, ông dẫn ra số liệu rằng các cơ quan điều tra đã có những vi phạm chiếm tỷ lệ rất lớn, và kết luận rằng ngành Công an đã “sai phạm khủng khiếp” trong thực hiện tố tụng. Ý kiến của ông gây tranh cãi gay gắt ngay tại nghị trường, một số đại biểu khác chỉ ra rằng ông đã tự tính toán ra những số liệu đó, nhưng lại tính sai (ông Lưu Bình Nhưỡng đã nhầm lẫn trong bội số, nên tính ra những con số về sai phạm rất lớn khiến nhiều người dân hiểu sai vấn đề, gây hoang mang lo lắng). Nhiều đại biểu phản đối và muốn tranh luận với ông đến cùng, nhiều cử tri gọi điện chất vấn. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phải yêu cầu các đại biểu dừng tranh cãi và nói “đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đã châm ngòi cho quá nhiều tranh luận tại hội trường”. Ông Nguyễn Minh Đức, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho rằng ông Lưu Bình Nhưỡng cần phải đính chính khi đưa ra phát ngôn không chính xác, gây hiểu nhầm về các cơ quan điều tra, bởi phát ngôn sai lệch như vậy “rõ ràng về mặt lý thuyết lẫn thực tế là không thể chấp nhận được”.

0 Shares:
Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You May Also Like
Xem tiếp

Hiền Hồ

Nội dung Show Tiểu sử và sự nghiệp1997–2014: Thuở niên thiếu2015–16: Trước khi nổi tiếng2017–2018: Sự nghiệp ban…
Xem tiếp

Stêphanô Nguyễn Như Thể

Nội dung Show Thân thếQuá trình tu tậpThời kỳ linh mụcTổng giám mục phó Tổng giáo phận HuếGiám…
Xem tiếp

Hồ Sĩ Tạo (cử nhân)

Hồ Sĩ Tạo (1841-1907) (hay còn được viết là Hồ Sỹ Tạo) , tự là Tiểu Khê, là…
Xem tiếp

Lâm Thúy Vân

Nội dung Show Ái Liên Ái Phương Ái Vân Amee Angela Phương Trinh Ánh Minh Anh Thơ Ánh…